Các tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Ý, Tây Ban Nha, Mexico, Peru và Kuwait là những quốc gia gần đây nhất đã trục xuất các nhà ngoại giao của Bắc Triều Tiên do quốc gia này đã liều lĩnh theo đuổi việc chế tạo vũ khí hạt nhân.
Có hơn 20 quốc gia đã hành động vào năm nay để hạn chế các hoạt động ngoại giao của Bắc Triều Tiên. Trục xuất những nhà ngoại giao hàng đầu chỉ là cách các quốc gia khắp thế giới lên án chế độ của Kim Jong-un đã thử tên lửa và thiết bị hạt nhân phi pháp.
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã áp lệnh trừng phạt Bắc Triều Tiên kể từ khi quốc gia này thử hạt nhân vào năm 2006, gần đây nhất để phản ứng lần thử hạt nhân phi pháp vào ngày 3 tháng 9. Lệnh trừng phạt liên tục của Liên Hiệp Quốc cho đến nay sẽ làm Bắc Triều Tiên thiệt hại $2,4 tỉ doanh thu thương mại, nếu thực thi đúng cách. Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson gọi giải pháp của hội đồng bảo an là ”quan điểm đồng lòng về những gì cần thiết để Bắc Triều Tiên sửa đổi tình thế.”;
Tổng Thống Trump đã tuyên bố vào ngày 21 tháng 9 sẽ trừng phạt sâu rộng hơn nhắm vào Bắc Triều Tiên áp thông qua việc đặt hình phạt lên những cá nhân và các cơ sở làm ăn với quốc gia đông bắc Á này. Kể từ khi bắt đầu chính quyền Trump, Hoa Kỳ đã chỉ ra hơn 72 người và cơ sở bị trừng phạt.
“Chúng ta đã áp lệnh trừng phạt kinh tế mạnh nhất từ trước đến nay để chống lại Kim Jong-un.”
— Ngoại Trưởng Rex Tillerson
Ai Cập, Philipinvà Uganda cũng đã thực hiện các bước cắt đứt quan hệ với Bắc Triều Tiên vào năm 2017. Ai Cập và Uganda đã dừng hợp tác quân sự, và Philiipin ngưng quan hệ thương mại để đáp ứng lệnh trừng phạt Bắc Triều Tiên.
Các quốc gia khác cho rằng lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc chưa đủ mạnh, đã thông qua các biện pháp khác. Những quốc gia này bao gồm Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Latvia. Liên Minh Châu Âu cũng đã thông qua các biện pháp khác. Pakistan đã ban hành thông báo chính thức của chính phủ nghiêm cấm các công ty tiếp xúc với các cơ sở bị Hoa Kỳ trừng phạt.
Bài viết này được đăng tải lần đầu tiên vào ngày 2 tháng 10.
Các quốc gia gần đây đã trục xuất những nhà ngoại giao
Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất Ý
Tây Ban Nha
Mexico
Peru
Kuwait
Các quốc gia đã thông qua những biện pháp khác
Úc
Hàn Quốc Nhật Bản
Latvia